Kiến trúc Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh

Mặt tiền Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh 2)

Tổng diện tích của kiến trúc bao gồm một tòa nhà rộng hơn 1.700 gồm hai tầng của tòa nhà chính và tòa nhà ngang thiết kế theo phong cách cổ điển - phục hưng, kết hợp Âu - Á: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Bao quang khu nhà là một khuôn viên vườn hoa có hình dạng như một hình thang bao quanh bởi bốn con đường đã kể trên.

Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước, vì thế ở hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Ngay phần chóp trên mái tam giác ở mặt phía trước được trang trí bằng một tượng đầu người nghiêm trang. Hai bên trang trí bằng các họa tiết đắp nổi như cành dương liễu, tràng hoa lá bao xung quanh, rắn khoanh tròn, hình tượng con gà tượng trưng cho ban ngày và chim cú tượng trưng cho ban đêm ở hai góc, một vòng hào quang phía sau đầu tượng.

Nhiều họa tiết khác đắp nổi trên mái là sự kết hợp giữa các biểu tượng thần thoại Hi Lạp và hình tượng cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới như họa tiết thằn lằn và chim cao cẳng chuyển động bằng cách uống cong hoặc xòe cánh.

Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel lại cho phá bỏ hai tượng nữ thần tại cửa chính của dinh để xây dựng một mái hiên.

Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh Norodom (tức dinh Độc Lập) bị lực lượng đảo chính ném bom, Tổng thống Ngô Đình Diệm dời về dinh dinh Gia Long và cho xây dựng hầm bí mật trong dinh.Theo hồ sơ lưu trữ, hầm được xây dựng từ tháng 5 tháng 1962 đến tháng 10 năm 1963 thì xong, với tổng kinh phí 12.514.114 đồng lúc bấy giờ, và theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ[1].